DASHBOARD LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DASHBOARD

Dashboard (Hay còn gọi là Bảng điều khiển thông minh)  là một công cụ thú vị trong thế giới dữ liệu! Được coi là "bàn tay phù thủy" của các chuyên gia dữ liệu và doanh nghiệp hiện đại, Dashboard giúp tổ chức, doanh nghiệp khai thác mạnh mẽ, trực quan hóa và hiểu rõ hơn về các dữ liệu quan trọng. Với khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và biểu đồ hóa chúng một cách trực quan, Dashboard giúp chúng ta đào sâu vào các khía cạnh cấp thiết của doanh nghiệp, giúp ra quyết định thông minh và nắm bắt cơ hội từ những con số.

I - DASHBOARD LÀ GÌ?

Dashboard là một công cụ quản lý thông tin; Nó nhận dữ liệu từ Database được liên kết và cung cấp trực quan hóa dữ liệu. Nó thường cung cấp thông tin chất lượng dưới một chế độ xem mà người dùng cuối có thể sử dụng để trả lời một câu hỏi. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể được cấu hình để cung cấp thông tin cụ thể cho người dùng cuối. Ví dụ: Số, biểu đồ hoặc đồ thị.

II - LỢI ÍCH CỦA DASHBOARD

Cung cấp khả năng trực quan hóa:

Dashboard cung cấp một số lượng lớn các dạng biểu đồ và đồ họa, giúp thể hiện ý nghĩa dữ liệu một cách trực quan nhất.

Hỗ trợ xác định xu hướng:

Dashboard cho phép phân tích xu hướng theo thời gian, điều này giúp người dùng nhận ra những sự thay đổi và xu hướng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc dự án. Nhờ đó, họ có thể thích nghi và đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên thông tin hiện có.

Đo lường hiệu quả một cách rõ ràng:

Dashboard giúp đo lường hiệu quả công việc hoặc tiến độ dự án một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các chỉ số hiệu suất và các số liệu thống kê được hiển thị rõ ràng, giúp người dùng đánh giá mức độ thành công và đề xuất các tiến trình cải tiến hoặc tối ưu hóa quy trình làm việc.

Phương tiện để tạo báo cáo chi tiết chỉ bằng “một cú nhấp chuột”:

Dashboard cho phép tự động tạo báo cáo chi tiết chỉ với một lần nhấp chuột. Thay vì phải tốn nhiều thời gian và công sức để thu thập và sắp xếp dữ liệu, người dùng có thể truy cập thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và dễ dàng từ bảng điều khiển, tiết kiệm thời gian và năng lượng

Khả năng hiển thị của tất cả các hệ thống, chiến dịch và hành động một cách tổng quan:

Dashboard cung cấp khả năng quan sát toàn diện về tất cả các hệ thống, chiến dịch và hoạt động. Điều này giúp người dùng dễ dàng theo dõi các hoạt động đang diễn ra và đảm bảo sự liên kết và hiệu quả giữa các yếu tố khác nhau trong tổ chức hoặc dự án.

Xác định nhanh các bất thường và tương quan dữ liệu:

Dashboard giúp phát hiện những điểm dữ liệu bất thường và các mối tương quan giữa các dữ liệu một cách nhanh chóng. Nhờ tính năng này, người dùng có thể nhanh chóng xác định những vấn đề tiềm ẩn hoặc cơ hội trong dữ liệu, giúp họ đưa ra quyết định hành động kịp thời và phù hợp.

Hỗ trợ đưa ra quyết định sáng suốt hơn:

Có Dashboard, người dùng có khả năng đưa ra quyết định dựa trên các số liệu và thông tin thực tế. Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và mô tả một cách trực quan, Dashboard giúp người dùng hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và từ đó đưa ra những quyết định thông minh và chính xác.

Ngoài những điều trên, Dashboard được cho là đặc biệt thông minh, hữu ích khi cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, tự động cập nhật thông tin mới nhất. 

Trang bị cho tổ chức, doanh nghiệp với các Dashboard thông minh là hành động mang tính chiến lược, giúp doanh nghiệp có thể mạnh cạnh tranh về thời gian, 

III - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DASHBOARD VÀ BÁO CÁO (REPORT)

Mặc dù cả Dashboard và Báo cáo đều là công cụ thiết yếu để đánh giá dữ liệu lịch sử, nhưng chúng khác nhau về mục đích và cách thức phục vụ. Trang tổng quan của Dashboard liên tục được cập nhật tự động và trực tiếp theo thời gian thực các dữ liệu từ nhiều nguồn trong khi dữ liệu trong Báo cáo không thể cập nhật tự động như vậy. Cũng vì vậy, Mục đích của Dashboard là để theo dõi và tương tác liên tục với dữ liệu. Còn Báo cáo được sử dụng trên cơ sở định kỳ, chẳng hạn như hàng quý hoặc hàng năm và trình bày chế độ xem dữ liệu tĩnh.

IV - CÁC LOẠI DASHBOARD ĐIỂN HÌNH

Có 04 loại Dashboard điển hình dành cho tổ chức, doanh nghiệp: Strategic Dashboard (Dashboard chiến lược), Tactical Dashboard(Dashboard chiến thuật), Analytical Dashboard (Dashboard phân tích), Operational Dashboard (Dashboard vận hành).

1.  Strategic Dashboard (Dashboard chiến lược):

Strategic Dashboard được sử dụng để đo lường chiến lược dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp với các KPI quan trọng. Chúng thường phức tạp trong quá trình xây dựng, tuy nhiên lại có thể đem lại tác động lớn mạnh trên quy mô toàn doanh nghiệp. Người dùng mục tiêu của các Strategic Dashboard là Chủ doanh nghiệp, lãnh đạo tổ chức hoặc các vị trí C-level. 

Người dùng sẽ theo dõi các chỉ số hiệu suất so với các mục tiêu chiến lược của toàn doanh nghiệp. Có thể nói, Strategic Dashboard cung cấp cho Chủ hoặc quản lý doanh nghiệp, tổ chức, các vị trí C-level một bức tranh rõ ràng về các vấn đề chiến lược và từ đó, cho phép họ đưa ra quyết định cụ thể. 

Dưới đây là một số ví dụ về Strategic Dashboard:

 Ảnh 1: Mẫu Strategic Dashboard cho CTO

Ảnh 2: Mẫu Strategic Dashboard cho CMO

Ảnh 3: Mẫu Strategic Dashboard cho CFO

2. Tactical Dashboard (Dashboard chiến thuật)

Dashboard chiến thuật tập trung vào các hoạt động và quyết định cấp trung trong tổ chức. Loại Dashboard này giúp các nhà quản lý và người đưa ra quyết định cân nhắc các kế hoạch, chiến thuật và hướng đi cho các mục tiêu trung hạn. Tactical Dashboard thường tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu và cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu suất toàn diện của một phòng ban, dự án hoặc đơn vị. 

Dưới đây là một số ví dụ về Tactical Dashboard:

Ảnh 4: Mẫu Tactical Dashboard để Quản lý dự án về IT

Ảnh 5: Mẫu Tactical Dashboard cho Phòng thu hút nhân tài

Ảnh 6: Mẫu Tactical Dashboard cho Phòng Supply Chain

3. Analytical Dashboard (Dashboard phân tích)

Analytical Dashboard là công cụ phân tích dữ liệu phổ biến, được thiết kế để hiển thị dữ liệu và các thông số kết quả một cách trực quan, tối ưu sử dụng dữ liệu lịch sử của tổ chức, doanh nghiệp, đánh giá và tìm hiểu các mẫu, xu hướng, và quan hệ giữa các dữ liệu. Các Analytical Dashboard thường cung cấp biểu đồ, đồ thị, bản đồ và các yếu tố tương tác cho phép người dùng thực hiện các câu hỏi và phân tích dựa trên dữ liệu đã có. 

Dưới đây là một số ví dụ về Analytical Dashboard:

Ảnh 7: Mẫu Analytical Dashboard cho Quy trình thu mua

4. Operational Dashboard (Dashboard vận hành)

Operational Dashboard là một công cụ giám sát thời gian thực, thường được sử dụng để theo dõi hiệu suất và hoạt động hàng ngày của một hệ thống, quy trình hoặc doanh nghiệp. Loại Dashboard này thường hiển thị các thông số và số liệu có liên quan đến các quy trình hàng ngày, vận hành, và hoạt động cụ thể. Các chỉ số này giúp người dùng tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt tình hình ngay lập tức để có thể can thiệp và điều chỉnh nếu cần. 

Operational Dashboard càng khẳng định được giá trị của mình trong tổ chức, doanh nghiệp khi tầm quan trọng của việc trao đổi dữ liệu nhanh và chính xác cũng không ngừng nâng cao.

Dưới đây là một số ví dụ về Operational Dashboard:

Ảnh 8: Mẫu Operational Dashboard cho Theo dõi vận hành Linkedin

Ảnh 9: Mẫu Operational Dashboard cho Theo dõi vận hành của Team CSKH

Ảnh 10: Mẫu Operational Dashboard cho Theo dõi vận hành Sản xuất

V - CÁC BƯỚC TẠO DASHBOARD:

Bước 1: Xác định đối tượng và mục tiêu của Dashboard

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Bước 3: Tạo các biểu đồ phù hợp với dữ liệu

Bước 4: Nhận đánh giá và cải thiện

Bước 5: Sắp xếp và Tinh chỉnh lại toàn bộ Dashboard 

Đọc thêm: SIGMA - Quy trình thiết kế của những Dashboard chuyên nghiệp

VI - KẾT LUẬN

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm Dashboard và một số thông tin cơ bản cần biết về nó. Dashboard không chỉ là một công cụ hiển thị dữ liệu mà còn là một phần quan trọng trong quá trình ra quyết định và theo dõi hiệu suất. Chúng ta đã thấy rằng Dashboard có thể tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và hiển thị một cách trực quan, giúp người dùng dễ dàng nhận thức về tình hình và xu hướng. Để tận dụng tối đa Dashboard, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu sử dụng, chọn đúng loại dashboard phù hợp và tối ưu hóa việc hiển thị thông tin.