NHỮNG THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI KHO DỮ LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

NHỮNG THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI KHO DỮ LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, dữ liệu đã trở thành tài sản chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và ra quyết định của doanh nghiệp. Kho dữ liệu (Data Warehouse) xuất hiện như một giải pháp hiệu quả, giúp tổng hợp và quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tạo nền tảng cho các phân tích chuyên sâu và hỗ trợ quyết định kinh doanh. 

Tuy nhiên, quá trình này cũng có nhiều thách thức, hãy cùng MH Solution điểm qua một số thách thức và cách mà doanh nghiệp bạn nên dùng để đối mặt.

1. Phức tạp trong tích hợp dữ liệu

Dữ liệu trong doanh nghiệp thường đến từ nhiều hệ thống khác nhau như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), các nền tảng mạng xã hội và rất rất nhiều nguồn khác. 

Mỗi nguồn dữ liệu có cấu trúc, định dạng và tiêu chuẩn riêng, gây khó khăn trong việc tích hợp và đồng bộ hóa. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập các quy trình xử lý dữ liệu hiệu quả để đảm bảo dữ liệu được chuyển đổi và nạp vào kho một cách chính xác. Sự phức tạp này càng gia tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô và số lượng nguồn dữ liệu tăng lên, đòi hỏi hệ thống kho dữ liệu phải linh hoạt và có đủ khả năng mở rộng.

Giải pháp đề xuất:

  • Sử dụng các công cụ ETL hiện đại: Áp dụng các công cụ ETL (extract, transform, load) mạnh mẽ giúp tự động hóa quá trình trích xuất, chuyển đổi và tải dữ liệu, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả.

  • Thiết lập kiến trúc dữ liệu linh hoạt: Xây dựng kiến trúc dữ liệu có khả năng mở rộng và thích ứng với sự thay đổi của nguồn dữ liệu, đảm bảo tích hợp dễ dàng khi có thêm nguồn mới.

2. Dữ liệu kém chất lượng

Dữ liệu không chính xác hoặc không nhất quán có thể dẫn đến phân tích sai lệch và quyết định kinh doanh không chính xác. Dữ liệu không đầy đủ, sai lệch hoặc trùng lặp có thể dẫn đến những kết luận sai lầm, ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp bạn. Do đó, việc triển khai các quy trình làm sạch và xác thực dữ liệu nghiêm ngặt là vô cùng cần thiết.

Giải pháp đề xuất:

  • Áp dụng quy trình làm sạch dữ liệu: Thực hiện các bước như loại bỏ dữ liệu trùng lặp, sửa chữa lỗi và chuẩn hóa dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán và chính xác.

  • Sử dụng công cụ quản lý chất lượng dữ liệu: Áp dụng các phần mềm, hệ thống chuyên dụng để giám sát và cải thiện chất lượng dữ liệu liên tục.

3. Bảo mật dữ liệu

Với việc lưu trữ lượng lớn thông tin nhạy cảm, kho dữ liệu trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài. Vi phạm dữ liệu (như làm rò rỉ thông tin khách hàng,...) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và uy tín cho doanh nghiệp. Do đó, việc triển khai các biện pháp bảo mật dữ liệu là vô cùng cần thiết.

Giải pháp đề xuất:

  • Kiểm soát truy cập chặt chẽ: Chỉ cho phép những người có thẩm quyền truy cập vào các phần dữ liệu cần thiết cho công việc của họ.

  • Mã hóa dữ liệu: Sử dụng các phương pháp mã hóa để bảo vệ dữ liệu trong quá trình truyền tải và lưu trữ.

  • Thường xuyên kiểm tra và cập nhật hệ thống: Đảm bảo các bản vá bảo mật được cập nhật kịp thời và hệ thống được kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục các lỗ hổng.

  • Đào tạo nhân viên về bảo mật: Nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên về an ninh mạng để giảm thiểu rủi ro từ yếu tố con người.

4. Khả năng mở rộng của hệ thống

Khi doanh nghiệp phát triển, khối lượng dữ liệu cũng tăng theo. Kho dữ liệu cần có khả năng mở rộng để xử lý hiệu quả lượng dữ liệu ngày càng lớn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Việc mở rộng này đòi hỏi một kiến trúc linh hoạt và đủ khả năng tích hợp với các công nghệ mới.

Giải pháp đề xuất:

  • Sử dụng giải pháp đám mây: Các nền tảng đám mây cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép doanh nghiệp tăng hoặc giảm tài nguyên theo nhu cầu thực tế mà không cần đầu tư lớn vào hạ tầng vật lý.

  • Thiết kế kiến trúc module: Xây dựng hệ thống theo từng module độc lập, giúp dễ dàng nâng cấp và mở rộng khi cần thiết.

  • Tối ưu hóa hiệu suất: Sử dụng các kỹ thuật như phân mảnh dữ liệu, lập chỉ mục và tối ưu hóa truy vấn để đảm bảo hệ thống hoạt động mượt mà ngay cả khi khối lượng dữ liệu tăng cao.

5. Chi phí triển khai và vận hành

Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ sở hạ tầng, phần mềm chưa cứng cáp, nguồn nhân lực còn hạn chế khiến cho các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn khi tự mình triển khai kho dữ liệu (Data warehouse). Chưa kể, hiệu quả sử dụng sẽ không được tối ưu nếu xây dựng kho dữ liệu không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, bên cạnh chi phí triển khai ban đầu. doanh nghiệp còn phải đối mặt với các chi phí vận hành và bảo trì hệ thống không hề nhỏ. 

Giải pháp đề xuất: 

Thuê ngoài dịch vụ “data warehouse” kho dữ liệu

- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực: Doanh nghiệp không cần đầu tư lớn vào hạ tầng và nhân sự chuyên môn, giúp tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Quy trình triển khai và vận hành nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

- Tiếp cận công nghệ và chuyên môn cao. Được sử dụng các giải pháp kho dữ liệu tiên tiến và liên tục cập nhật, doanh nghiệp có thể đảm bảo an ninh và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, khi lựa chọn thuê ngoài, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng về năng lực, dịch vụ hỗ trợ và chi phí của nhà cung cấp để đảm bảo phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. 

Giải pháp này không chỉ có những lợi ích nêu trên mà còn giúp doanh nghiệp phòng tránh được các thách thức khi triển khai hệ thống kho dữ liệu. 

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi số là một trong những thước đo quyết định thành bại của mọi doanh nghiệp. Không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cơ quan tổ chức cùng cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số để nâng cao thứ hạng, vị thế trên thị trường. Dữ liệu phân tán, rời rạc sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng, trong khi một hệ thống kho dữ liệu (Data Warehouse) mạnh mẽ giúp doanh nghiệp khai thác sức mạnh dữ liệu, tối ưu vận hành và ra quyết định chính xác. Để tăng tốc, vươn lên, doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội và thực hiện các bước chuyển mình mang tính bước ngoặt bằng cách tận dụng công nghệ, xây dựng nền tảng dữ liệu vững chắc và dẫn đầu thị trường.

Nhận thức và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những thách thức trên sẽ giúp doanh nghiệp triển khai kho dữ liệu thành công, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và ra quyết định dựa trên dữ liệu một cách chính xác. Là đối tác chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam - MH Solution sẽ giúp tổ chức của bạn đến gần hơn với vinh quang bằng công nghệ tiên tiến, kiến thức chuyên môn cao cùng đội ngũ chất lượng.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Data warehouse của MH Solution tại đây!