QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

I. Quản lý dữ liệu là gì?

Quản lý dữ liệu là việc thu thập, lưu giữ và sử dụng dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Mục tiêu của quản lý dữ liệu là giúp con người khai thác giá trị của dữ liệu, từ đó đưa ra những quyết định và hành động sáng suốt, hiệu quả. Một chiến lược quản lý dữ liệu mạnh mẽ đang ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các tổ chức ngày càng dựa vào các tài sản vô hình để tạo ra giá trị.

Quản lý dữ liệu số trong một tổ chức liên quan đến một loạt các tác vụ, chính sách, quy trình và thực hành. Công việc quản lý dữ liệu có phạm vi rộng, bao gồm:

  • Tạo, truy cập và cập nhật dữ liệu trên nhiều tầng dữ liệu khác nhau

  • Lưu trữ dữ liệu qua đám mây (clouds) và tại chỗ (on-prem)

  • Cung cấp tính khả dụng cao và phục hồi sau thảm họa

  • Sử dụng dữ liệu trong nhiều ứng dụng, phân tích và thuật toán đang phát triển

  • Đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu

  • Lưu trữ và hủy dữ liệu theo lịch định kỳ và yêu cầu

Chiến lược quản lý dữ liệu hoàn chỉnh giải quyết các hoạt động của người dùng và quản trị viên, khả năng của công nghệ quản lý dữ liệu, yêu cầu của các quy định và nhu cầu của tổ chức để có được giá trị từ dữ liệu của mình.

Vốn dữ liệu là “vốn kinh doanh”

Nhắc đến vốn kinh doanh, người ta thường nghĩ đến những loại tài sản như tiền, máy móc thiết bị hay bản quyền, thương hiệu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế số ngày nay, dữ liệu cũng là một loại vốn, một yếu tố kinh tế của sản xuất hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số. 

Tương tư việc một nhà sản xuất ô tô không thể sản xuất một mẫu xe mới nếu không có đủ vốn tài chính, họ cũng không thể biến ô tô của mình thành xe tự lái nếu không có dữ liệu để cung cấp cho các thuật toán trên xe. Vai trò mới này của dữ liệu có ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển trong tương lai của công nghệ máy tính.

Chỉnh bởi vai trò quan trọng của dữ liệu, các phương pháp và hệ thống quản lý mạnh mẽ là điều cần thiết cho mọi tổ chức, bất kể quy mô hay loại hình.

 

II. Hệ thống quản lý dữ liệu hiện nay

Các tổ chức ngày nay cần một giải pháp quản lý dữ liệu cung cấp cách thức hiệu quả để quản lý dữ liệu trên một tầng dữ liệu đa dạng nhưng thống nhất. Hệ thống quản lý dữ liệu được xây dựng trên các nền tảng quản lý dữ liệu và có thể bao gồm cơ sở dữ liệu (Database), hồ dữ liệu (Data Lake) và kho dữ liệu (Data Warehouse), hệ thống quản lý dữ liệu lớn (Big Data Management System), v.v.

Mặc dù các công cụ hiện tại giúp quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBAs) tự động hóa nhiều tác vụ quản lý truyền thống, nhưng việc can thiệp thủ công vẫn thường được yêu cầu do quy mô và tính phức tạp của hầu hết các triển khai cơ sở dữ liệu. Bất cứ khi nào cần can thiệp thủ công, khả năng xảy ra lỗi sẽ tăng lên. Giảm nhu cầu quản lý dữ liệu thủ công là mục tiêu chính của một công nghệ quản lý dữ liệu mới, cơ sở dữ liệu tự động.

  1. Nền tảng quản lý dữ liệu

Nền tảng quản lý dữ liệu là hệ thống thu thập và phân tích khối lượng lớn dữ liệu trong toàn tổ chức. Các nền tảng dữ liệu thương mại thường bao gồm các công cụ phần mềm để quản lý, được phát triển bởi nhà cung cấp cơ sở dữ liệu hoặc bởi các nhà cung cấp bên thứ ba. Các giải pháp quản lý dữ liệu này giúp các nhóm CNTT và DBA thực hiện các tác vụ điển hình như:

  • Xác định, cảnh báo, chẩn đoán và giải quyết các lỗi trong hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng bên dưới

  • Phân bổ bộ nhớ cơ sở dữ liệu và tài nguyên lưu trữ

  • Thực hiện các thay đổi trong thiết kế cơ sở dữ liệu

  • Tối ưu hóa phản hồi cho các truy vấn cơ sở dữ liệu để có hiệu suất ứng dụng nhanh hơn

Ngày nay, sự phổ biến và phát triển không ngừng của các nền tảng quản trị dữ liệu đám mây cho phép doanh nghiệp tăng hoặc giảm quy mô một cách nhanh chóng. Một số nền quảng có sẵn dưới dạng dịch vụ, cho phép các tổ chức tiết kiệm nhiều hơn.

  1. Cơ sở dữ liệu tự động

Dựa trên đám mây, cơ sở dữ liệu tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) để tự động hóa nhiều tác vụ quản lý dữ liệu do quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBAs) thực hiện, bao gồm quản lý sao lưu cơ sở dữ liệu, bảo mật và điều chỉnh hiệu suất.

Cơ sở dữ liệu tự động mang lại những lợi ích đáng kể cho việc quản lý dữ liệu, bao gồm:

  • Giảm độ phức tạp 

  • Giảm khả năng xảy ra lỗi của con người

  • Độ tin cậy và bảo mật cơ sở dữ liệu cao hơn

  • Cải thiện hiệu quả hoạt động

  • Giá rẻ

  1. Hệ thống quản lý dữ liệu lớn

Dữ liệu lớn (Big Data) đúng như tên gọi của nó - rất rất nhiều dữ liệu. Dữ liệu lớn có nhiều dạng khác nhau hơn dữ liệu truyền thống và được thu thập với tốc độ cao. Tất cả dữ liệu đến hàng ngày hoặc hàng phút từ nguồn mạng xã hội như Facebook khi tập trung về một chỗ sẽ tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ. Số lượng, sự đa dạng và tốc độ là điều khiến dữ liệu lớn trở nên có giá trị đối với các doanh nghiệp, nhưng chúng cũng khiến việc quản lý trở nên rất phức tạp.

Khi ngày càng có nhiều dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như video, phương tiện truyền thông xã hội, bản ghi âm và thiết bị IoT, các hệ thống quản lý dữ liệu lớn đã xuất hiện,  chuyên về ba lĩnh vực:

  • Tích hợp dữ liệu lớn mang lại nhiều loại dữ liệu khác nhau và biến đổi dữ liệu đó thành dạng có thể sử dụng được.

  • Quản lý dữ liệu lớn lưu trữ và xử lý dữ liệu trong hồ dữ liệu hoặc kho dữ liệu một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy, thường bằng cách sử dụng lưu trữ đối tượng.

  • Phân tích dữ liệu lớn khám phá những hiểu biết mới về phân tích, bao gồm phân tích biểu đồ và sử dụng công nghệ học máy và trực quan hóa AI để xây dựng mô hình.

Dữ liệu lớn đang được các công ty sử dụng để cải thiện và tăng tốc phát triển sản phẩm, bảo trì dự đoán, trải nghiệm của khách hàng, bảo mật, hiệu quả hoạt động, v.v. Khi dữ liệu lớn ngày càng lớn hơn, cơ hội cũng tăng theo.

 

III. Những thách thức về quản lý dữ liệu

Việc quản lý dữ liệu đem lại nhiều giá trị cho các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, để có được hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả, nhiều thách thức vẫn được đặt ra. Hầu hết các thách thức trong quản lý dữ liệu ngày nay đều xuất phát từ tốc độ kinh doanh nhanh hơn và sự phổ biến ngày càng tăng của dữ liệu. Sự đa dạng, tốc độ và khối lượng dữ liệu ngày càng lớn thúc đẩy các công ty tìm kiếm các công cụ quản lý hiệu quả hơn để có thể bắt kịp. Một số thách thức hàng đầu mà các tổ chức phải đối mặt bao gồm:

Thiếu thông tin chi tiết về dữ liệu

Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể được thu thập và lưu trữ. Nhưng không có dữ liệu nào hữu ích nếu tổ chức không biết dữ liệu đó có gì, ở đâu và cách sử dụng dữ liệu đó. Các giải pháp quản lý dữ liệu cần có quy mô và hiệu quả để cung cấp thông tin chi tiết có ý nghĩa một cách kịp thời.

Khó duy trì hiệu suất quản lý dữ liệu

Các tổ chức đang thu thập, lưu trữ và sử dụng nhiều dữ liệu hơn mọi lúc. Thách thức ở đây là để duy trì thời gian phản hồi cao nhất, các tổ chức cần liên tục theo dõi loại câu hỏi mà cơ sở dữ liệu đang trả lời và thay đổi chỉ mục khi truy vấn thay đổi mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

Tuân thủ những quy định pháp luật thay đổi liên tục

Các quy định pháp luật về dữ liệu rất phức tạp và thay đổi liên tục. Các tổ chức cần có khả năng xem xét dữ liệu của mình và xác định bất kỳ điều gì thuộc các yêu cầu mới hoặc được sửa đổi. Đặc biệt, thông tin nhận dạng cá nhân cần được theo dõi và giám sát để tuân thủ các quy định về quyền riêng tư toàn cầu ngày càng nghiêm ngặt.

Vấn đề dữ liệu khó chuyển đổi, xử lý

Nếu mất nhiều thời gian và công sức để chuyển đổi dữ liệu thành thứ họ cần để phân tích thì việc phân tích đó sẽ không kịp thời trước khi đưa ra quyết định. Kết quả là giá trị tiềm năng của dữ liệu đó bị mất.

Cần liên tục tối ưu hóa tính linh hoạt và chi phí CNTT

Với sự sẵn có của hệ thống quản lý dữ liệu đám mây, giờ đây các tổ chức có thể chọn lưu giữ và phân tích dữ liệu trong môi trường tại chỗ, trên đám mây hay kết hợp cả hai. Các tổ chức CNTT cần đánh giá mức độ giống hệt nhau giữa môi trường tại chỗ và đám mây để duy trì tính linh hoạt CNTT tối đa và giảm chi phí.

 

Việc giải quyết các thách thức về quản lý dữ liệu đòi hỏi nhiều phương pháp toàn diện và được cân nhắc kỹ lưỡng, có sự khác nhau tùy thuộc vào loại dữ liệu liên quan và ngành. Dưới đây là một số cách giải quyết những thách thức lớn về quản lý dữ liệu mà các tổ chức phải đối mặt ngày nay:

 

Sử dụng công nghệ tự động để duy trì hiệu suất xử lý dữ liệu ngày càng tăng

Công nghệ dữ liệu tự động sử dụng AI và học máy để liên tục giám sát các truy vấn cơ sở dữ liệu và tối ưu hóa các chỉ mục khi các truy vấn thay đổi. Điều này cho phép cơ sở dữ liệu duy trì thời gian phản hồi nhanh chóng và giải phóng các DBA và nhà khoa học dữ liệu khỏi các tác vụ thủ công tốn thời gian.

Đảm bảo nền tảng cơ sở dữ liệu hiệu suất cao, có quy mô lớn

Mục tiêu của việc tập hợp dữ liệu lại với nhau là có thể phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định tốt hơn, kịp thời hơn. Nền tảng cơ sở dữ liệu hiệu suất cao có thể cho phép doanh nghiệp phân tích nhanh chóng dữ liệu từ nhiều nguồn bằng cách sử dụng phân tích nâng cao và học máy để họ có thể đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

Sử dụng converged database

Converged database là cơ sở dữ liệu có hỗ trợ riêng cho tất cả các loại dữ liệu hiện đại và các mô hình phát triển mới nhất được tích hợp trong một sản phẩm. Cơ sở dữ liệu hội tụ tốt nhất có thể chạy nhiều loại khối lượng công việc, bao gồm biểu đồ, IoT, chuỗi khối và học máy.